PHÂN
BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN
HỢP
QUY
1.1 Chứng nhận hợp chuẩn (Product Certification)
CNHC (còn gọi là chứng nhận tự nguyện): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù
hợp với tiêu chuẩn tương ứng (khoản 6 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật). CNHC về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Tiêu chuẩn dùng để CNHC là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc
tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài
(BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… Xin lưu ý là hiện tại, chưa thực
hiện việc CNHC cho các sản phẩm hàng hóa áp dụng TCCS.
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ
chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù
hợp với tiêu chuẩn tương ứng” (Trích khoản 8 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn: là việc
tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 1 thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
1.2 Chứng nhận hợp quy (Mandatory Product Certification)
CNHQ (còn gọi là chứng
nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận
sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật
bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1
Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là
việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi
trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư
28/2012/TT-BKHCN)
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xa hội phải tuân thủ để bảo đảm an
toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo
vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yếu cầu
cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (khoản 2 điều 3-Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật).
Quy chuẩn kỹ thuật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
“Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận
hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng
yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Cần lưu ý là thông
thường yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn không được thấp hơn các
quy định kỹ thuật tương ứng cho cùng loại sản phẩm nêu trong quy chuẩn.
QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15
tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD
ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
- Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi
hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl
clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm
khe.
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
- Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
Quy trình
chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng: Với các đơn vị nhập khẩu cửa, Chứng nhận
theo phương thức 7
Bước 1: Đăng ký chứng nhận,
cung cấp thông tin về lô hàng hóa
Bước 2: Cung cấp cho Viện NSCL Deming bộ hồ sơ nhập khẩu (gồm: Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, Packing list, CO, CQ, Tờ khai hải quan..) Đồng thời tiến hành làm thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản (nếu được giải tỏa hàng trước) và sắp xếp thời gian lấy mẫu.
Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm tại kho hoặc tại cảng
Bước 4: Cấp chứng chỉ
Bước 2: Cung cấp cho Viện NSCL Deming bộ hồ sơ nhập khẩu (gồm: Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, Packing list, CO, CQ, Tờ khai hải quan..) Đồng thời tiến hành làm thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản (nếu được giải tỏa hàng trước) và sắp xếp thời gian lấy mẫu.
Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm tại kho hoặc tại cảng
Bước 4: Cấp chứng chỉ
Với các đơn vị sản xuất trong nước:
Chứng nhận tích hợp ISO 9001:2015 và Hợp quy sản phẩm theo phương thức 5
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 3: Sắp xếp lịch đánh giá
tại nhà máy
Bước 4: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu về thử nghiệm, trong trường hợp khách hàng có điểm không phù hợp thì sẽ tiến hành khắc phục.
Bước 5: Cấp chứng chỉ
Bước 4: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu về thử nghiệm, trong trường hợp khách hàng có điểm không phù hợp thì sẽ tiến hành khắc phục.
Bước 5: Cấp chứng chỉ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét