Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ISO 2200 VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG CHỈ  ISO 22000 VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Tiêu chuẩn ISO 22000 do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành với những quy định tập trung vào an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính Quốc tế, là một thước đo quan trọng về chất lượng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại quốc tế. Đây là một trong các tiêu chuẩn ISO được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam.

Để được cấp chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm cần đáp ứng bốn yêu cầu cơ bản dành cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Những yêu cầu này là thước đo chuẩn để đánh giá và đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng: từ đảm bảo an toàn nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thành sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Sau đây là bốn yêu cầu chính doanh nghiệp cần đáp ứng để được chứng chỉ Quốc tế ISO 22000 về an toàn thực phẩm:
Kết quả hình ảnh cho rau cu quả



Trao đổi thông tin: Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng. Đây là yêu cầu đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng để được chứng nhận ISO 22000 về an toàn thực phẩm.
Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.
Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.

 CÁC PHIÊN BẢN CỦA ISO 22000 
Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.
Nhằm vào tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thuộc tất cả các quy mô và lĩnh vực, ISO 22000:2018 – Các yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm đã diễn giải hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn tiếp cận phòng ngừa an toàn thực phẩm bằng cách giúp phát hiện, phòng ngừa và giảm các mối nguy thực phẩm trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Những cải tiến của phiên bản mới là:
– Có cấu trúc chung theo cấu trúc áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO. Điều này giúp các tổ chức có thể tích hợp hệ thống QLCL theo ISO 22000 với các hệ thống quản lý chất lượng khác (như ISO 9001 hoặc ISO 14001) tại một thời điểm nhất định.
– Tiếp cận dựa trên tư duy rủi ro – được xem như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm – phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý.
– Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

Với mục đích áp dựng cho bất kỳ tổ chức nào trong ngành công nghiệp thực phẩm, tiêu chuẩn ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được công nhận sau đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng:
– Trao đổi thông tin tác nghiệp;
– Quản lý hệ thống;
– Các chương trình tiên quyết;
– Các nguyên tắc HACCP.

ISO 22000:2018 được ban hành thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận sẽ có ba năm kể từ ngày xuất bản để chuyển sang phiên bản mới./.

 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 22000 
ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” kết hợp với các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt/chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.

ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện để xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và có mục tiêu an toàn thực phẩm cho từng năm, cần đảm bảo những chính sách mục tiêu được đề ra phải được áp dụng vào cơ chế sản xuất và phải được phổ biến tới toàn bộ doanh nghiệp.

Bước 2: Doanh nghiệp cần thành lập ban An toàn thực phẩm và chỉ định người có kiến thức và kinh nghiệm về thực phẩm để xây dựng các chương trình tiên quyết (điều kiện nhà xưởng, điều kiện vệ sinh), xác định và phân tích các mối nguy mất an toàn thực phẩm, xây dựng biện pháp phòng ngừa và vận hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.

Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch HACCP (kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm) và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập -> sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (hoạt động xem xét của lãnh đạo).

 QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000 
Quy trình chứng nhận của Văn phòng chứng nhận Quốc tế thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:

– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận

– Các bước của thủ tục chứng nhận

– Tiêu chuẩn ứng dụng

– Các chi phí dự tính

– Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000.

– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:

– Kế hoạch ISO 22000, tài liệu liên qua ISO 22000 (Sổ tay ISO 22000)

– Thủ tục và chỉ dẫn công việc

– Mô tả sản phẩm

– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…

– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

– Các văn bản tài liệu ISO 22000 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh

+ Việc thẩm tra và xác nhận các CCP

+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000.

– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000.

– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000

– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bộ hồ sơ để xem xét câp chứng nhận HACCP bao gồm:

– Công văn đề nghị (đăng ký)

– Hợp đồng chứng nhận ISO 22000

– Báo cáo tiền kiểm định

– Báo cáo về công tác kiểm tra tài liệu ISO 22000

– Kế hoạch kiểm định

– Báo cáo về những sai lệch

– Báo cáo kiểm định

– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000 (đã thẩm định tại thực địa)

– Bảng liệt kê các tài liệu tại chỗ

– Báo cáo kiểm định cuối cùng



– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 22000 có giá trị 3 năm.

Nội dung đào tạo về ISO 22000 HACCP An toàn thực phẩm:
Chuyên đề 1: An toàn thực phẩm

– Tại sao phải chú trọng đến sự ATTP.

– Các mối nguy tiềm ẩn về ATTP.

Chuyên đề 2: Các Hệ thống quản lý và tiêu chuẩn về ATTP

– Những nguyên tắc về ATTP.

– ATTP đối với ngành dược phẩm – GMP, GSP, GDP, GPP.

– ATTP đối với nông nghiệp, thủy sản – VietGap, GlobalGap.

– ATTP đối với ngành sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm – HACCP.

Chuyên đề 3: HTQL ATTP TCVN ISO 22000: 2007

– Lĩnh vực, phạm vi áp dụng TCVN ISO 22000:2007

– Chuỗi thực phẩm.

– Một số thuật ngữ về ATTP.

– Giới thiệu về tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2007.

– Khái niệm về hệ thống truy nguyên.

Chuyên đề 4: Biện pháp tiếp cận và triển khai TCVN ISO 22000:2007

– Những vấn đề cần quan tâm khi áp dụng TCVN ISO 22000:2007.

– Phương pháp xây dựng HTQL ATTP theo TCVN ISO 22000:2007.

– Soạn thảo tài liệu HTQL ATTP theo TCVN ISO 22000:2007.

Chuyên đề 5: Đánh giá Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

– Tại sao phải đánh giá?

– Các loại hình đánh giá.

– Các phương pháp đánh giá về ATTP

– Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động đánh giá theo ISO 19011:2011

– Trách nhiệm của Đánh giá viên.

– Các loại tài liệu cần chuẩn bị trước khi đánh giá.

– Quyền hạn của Đánh giá viên.

– Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đánh giá.

– Trách nhiệm của nơi được đánh giá.

– Những thông tin cần thiết phục vụ quá trình đánh giá.

Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc của HACCP.
+  Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định là lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy.

+  Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.

+  Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được.

+  Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, trắc nghiệm.

+  Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát.

+  Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.

+ Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP. Tư liệu hóa tất cả các thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này.

Nếu bạn là một doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có nhu cầu được chứng chỉ ISO 22000 về an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần, tăng cường khả năng hợp tác trên phạm vi Quốc tế, hãy liên hệ với chúng tôi – Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế ISOCERT

Được ra đời từ năm 2006, Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế là một tổ chức hoạt động độc lập, được công nhận đầy đủ năng lực để tiến hành các hoạt động chứng nhận các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình phù hợp theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế tuân theo Thông lệ quốc tế, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn có đầy đủ  năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn nhiều năm hoạt động trong các tổ chức tư vấn và cấp chứng chỉ Quốc tế, hoạt động trong môi trường đa Quốc gia, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng những thông tin tư vấn phù hợp nhất đối với từng cá nhân. Đồng thời hỗ trợ một cách sát sao nhất trong việc xây dựng và áp dụng những quy chuẩn nhằm giúp Quý doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý toàn bộ quy trình để nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 về an toàn thực phẩm.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

QUY TRÌNH ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG

@ Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...


@ Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

@ Quy trình đưa sản phẩm phân bón ra thị trường
1.      Khảonghiệm (trừ phân đơn, phức hợp, hữu cơ, hữu cơ truyền thống)
Khảo nghiệm diện rộng và hẹp từ 1-2 năm tùy vào loại cây.
è  thực hiện tại đơn vị cục BVTV công nhận
2.      Xin công nhận lưu hành (khoảng 3 tháng)
Xin tại cục BVTV
3.      Xin giấy phép chứng nhận đủ đk sản xuất hoặc thuê sản xuất tại đơn vị đủ đk sản xuất
phân bón
4.      Sản xuất àchứng nhận à công bố hợp quy
5.      Đưa sản phẩm ra thị trường
6.      Tiến hành giam sát hằng năm
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ
Ms Trinh: 0903547299


                                

HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Hình ảnh có liên quan
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất phân bón (theo Mẫu số 1)

Gửi kèm theo đơn tài liệu chứng minh các loại phân bón đề nghị cấp Giấy phép sản xuất thuộc các trường hợp sau:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013;

b) Phân bón của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp Bộ đạt yêu cầu theo quy phạm khảo nghiệm phân bón. Trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT (Đơn vị gửi Quyết định của cơ sở có phân bón khảo nghiệm về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất khi gửi kèm theo hồ sơ, Biên bản họp hội đồng Đánh giá kết quả khảo nghiệm).

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy chứng nhận đầu tư; hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo minh họa tại Mẫu số 02; Mẫu số 03; Mẫu số 04

*Ghi chú: Cung cấp bản sao chụp, có công chứng hoặc dấu xác nhận của đơn vị xin cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.

3. Tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại phụ lục VII Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, gồm có:

3.1.  Địa điểm sản xuất phân bón

a) Địa điểm sản xuất: (Ghi nơi đặt nhà máy/xưởng sản xuất phân bón: thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh);

b) Cung cấp một trong các văn bản theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:

STT

Văn bản

Cơ quan ban hành văn bản chấp thuận

Dự án Nhóm A

Dự án Nhóm B, C

1

Quyết đinh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án để sản xuất phân bón/phân bón hữu cơ và phân bón khác phù hợp với quy hoạch xây dựng

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện, xã....

2

Quyết định phê duyệt dự án (địa điểm) để sản xuất các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện, xã....

3

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất (có mục đích sử dụng để sản xuất phân bón; Phân bón hữu cơ và phân bón khác)





4

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm được sản xuất phân bón/phân bón hữu cơ và phân bón khác





Ghi chú: - Tham khảo minh họa tại các Mẫu số 05; Mẫu số 06

    - Cung cấp bản sao chụp, có công chứng hoặc dấu xác nhận của đơn vị xin cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.

3.2. Công suất sản xuất (Mẫu 07)

- Ghi Công suất sản xuất phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất; đơn vị tính theo (tấn; m3; lít/năm);

3.3. Diện tích phục vụ sản xuất: Công ty có nhà xưởng hoặc thuê nhà xưởng của các đơn vị khác:

a) Diện tích, mô tả kết cấu đối với nhà xưởng sản xuất phân bón; diện tích mặt bằng giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm …(Mẫu số 08);

b) Kho chứa thành phẩm, và kho chứa nguyên liệu: có kho chứa hoặc thuê kho chứa (Mẫu số 09);

c) Nội quy kho chứa thành phẩm (Cung cấp Bản nội quy kho chứa thành phẩm các loại phân bón của đơn vị);

d) Nội quy kho chứa nguyên liệu (Cung cấp Bản nội quy kho chứa nguyên liệu để phục vụ sản xuất các loại phân bón);

3.4. Máy móc, thiết bị sản xuất (Mẫu số 10)

Lập bảng thống kê các danh mục các máy móc trong dây truyền sản xuất theo yêu cầu bắt buộc đối với từng loại, dạng phân bón của đơn vị;

3.5. Quy trình công nghệ sản xuất (Mẫu số 11)

a) Lập sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

b) Mô tả quy trình công nghệ sản xuất từ lúc ủ trộn nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng, mô tả từng công đoạn cụ thể (ủ nguyên liệu, phối trộn...... đóng bao sản phẩm.)

3.6. Quản lý chất lượng (Mẫu số 12)

Cung cấp Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương;

Đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.

3.7. Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón (Mẫu số 13)

- Lập bảng kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu đối với từng loại phân bón.

-  Nguyên liệu, phụ gia phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (gửi kèm theo bảng kê khai là các Hợp đồng/Hợp đồng nguyên tắc mua bán nguyên liệu).

3.8. Phòng kiểm nghiệm

- Trường hợp không có phòng kiểm nghiệm: thì phải có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất. (Các phòng kiểm nghiệm hoặc chỉ định còn hiệu lực);

- Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm: Lập bảng kê khai các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm, gửi kèm theo giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ đối với các máy móc, thiết bị đo lường (Mẫu số 14).

4. Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường, bản Cam kết bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường

Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 27/2015/T-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

4.1. Nhà máy sản xuất phân bón yêu cầu phải có Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường theo minh họa tại (Mẫu số 15; Mẫu số 16)

a) Đối tượng: Dự án xây dựng kho chứa phân bón Sức chứa từ 5.000 tấn trở lên; Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn (trừ dự án thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ);

4.2. Nhà máy sản xuất phân bón yêu cầu phải có bản xác nhận Cam kết/ Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (Mẫu số 17; Mẫu số 18):

a) Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất dưới mức đối tượng phải phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ở trên.

b) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác nhận cam kết/xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp dự án nằm trên 1 xã  không phải lập dự án đầu tư hoặc không phát sinh chất thải.

5. Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ;

Cung cấp một trong số các văn bản do cơ quan Công an Phòng cháy chữa cháy cấp như sau:

- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện Phòng cháy chữa cháy (Mẫu số 19) hoặc

- Biên bản Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của nhà máy sản xuất phân bón có xác nhận của cơ quan phòng cháy chữa cháy đủ điều kiện (Mẫu số 20) hoặc

- Văn bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.

6. Bản sao chụp Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động (Mẫu số 21)

Theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;

Yêu cầu: Ghi rõ nội dung, biện pháp, kinh phí và thời gian hoàn thành; Lập bảng liệt kê các trang thiết bị từng loại, từng mục theo Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

7. Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất (Mẫu số 22).

7.1. Đối với Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất

Yêu cầu: đội ngũ quản lý, kỹ thuật điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc phó giám đốc có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (gửi kèm hồ sơ bản sao chứng thực văn bằng chứng chỉ, tuy nhiên văn bằng chứng chỉ chưa đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định)

          7.2. Đối với Danh sách đội ngũ lao động trực tiếp:

Đội ngũ lao động trực tiếp được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.

Việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất không phải cấp chứng chỉ và do đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp tổ chức;

Yêu cầu: Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác do Cục Trồng trọt ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TT-ĐPB ngày 29/12/2014. (lập bảng kê khai theo mẫu và ghi rõ tài liệu, nội dung huấn luyện). Việc huấn luyện do các tổ chức có chức năng hoặc do Doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ ĐƯA PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ ĐƯA PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG


Theo các quy định hiện hành, để sản xuất một loại phân bón mới và đưa vào kinh doanh trên thị trường thì các đơn vị sản xuất phân bón phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý sau:


1.    Khảo nghiệm 


a)   Các loại phân bón bắt buộc và không bắt buộc phải khảo nghiệm: theo điều 3 và điều 4 của Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.

b)   Đối với các sản phẩm phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón khi được thực hiện theo hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ thì không cần phải khảo nghiệm.

c)   Thời gian, địa điểm, loại cây trồng dùng cho khảo nghiệm tùy thuộc vào từng loại phân bón cần khảo nghiệm.

d)   Các bước tiến hành khảo nghiệm bao gồm:

      B1. Ký hợp đồng khảo nghiệm;

      B2. Đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm về Cục trồng trọt;

      B3. Sau khi Cục trồng trọt thẩm định hồ sơ và nếu hợp lệ thì cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón;

      B4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón gửi văn bản thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện khảo nghiệm về loại phân bón, địa điểm, thời gian và nội dung khảo nghiệm;

      B5. Đơn vị sản xuất một lượng phân bón dùng cho khảo nghiệm theo yêu cầu của đơn vị thực hiện khảo nghiệm;

      B6. Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng;

      B7.  Thành lập Hội đồng đánh giá và Báo cáo kết quả khảo nghiệm.



2.    Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục phân bón


Các bước tiến hành đặt tên và đưa vào danh mục phân bón bao gồm:

      B1. Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục trồng trọt;

      B2. Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.



3.    Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón 


a)   Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón được tiến hành theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón.

b)   Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;

c)   Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;

d)   Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

e)   Các bước tiến hành chứng nhận bao gồm:



Chứng nhận theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)

      B1. Đánh giá quá trình sản xuất;

      B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B3. Cấp giấy chứng nhận

      B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)



Chứng nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)

      B1. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B2. Cấp giấy chứng nhận



4.    Công bố hợp quy sản phẩm phân bón


Các bước tiến hành công bố hợp quy phân bón bao gồm:

      B1. Sau khi đánh giá chứng nhận hợp quy, đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh;

      B2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị.



5.    Vai trò của Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert 


Vietcert là tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được Cục trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; đặt tên hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký danh mục; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp với thời gian nhanh nhất.

--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
-------
L.H.

HỒ SƠ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm

1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ
- Bước 5: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2.  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợp bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
b) Trường hợp thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
c) Trường hợp bổ sung tên thương phẩm khác:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
·        Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
·        Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (có bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
·        Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
·        Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu)
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 19 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 24 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại.
Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. 
@  Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN KHÔNG THỂ BỎ QUA

  Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón sẽ khá rắc rối với những đơn vị mới thực hiện và còn chưa nắm rõ luật. Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu thủ tục này như sau:
Kết quả hình ảnh cho phan bón

thu-tuc-nhap-khau-phan-bon

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động với Bộ Công Thương:
Căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BCT về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành thì thủ tục thực hiện bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động theo đường bưu điện tới :

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến
Thành phần hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động bao gồm:

Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2014/TT-BCT )
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề về kinh doanh phân bón: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo Mẫu số 02 và Mẫu số 03 ban hành kèm theo: 01 (một) bản chính Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng nhập khẩu: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải nhưng phải nộp Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu của Đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo
Bước 2: Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động cho thương nhân trong vòng 07 ngày làm việc; trường hợp không cấp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do

Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ

Bước 4: Giấy phép nhập khẩu tự động sẽ được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký

Thủ tục nhập khẩu phân bón với Cục Trồng Trọt – Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn:
Căn cứ Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón đến Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm có:

Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
Tờ khai kỹ thuật từng loại phân bón
Bản sao các giấy:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân);
– Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế
Bước 2: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cục Trồng Trọt sẽ xem xét cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu

Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ

Thủ tục nhập khẩu phân bón ngoài danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;Thành phần hồ sơ tương tự như xin giấy phép nhập khẩu bình thường

Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện;

Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục Trồng trọt phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

Nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm:
Đối với nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
Khi nhập khẩu, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
Nhập khẩu phân bón để kinh doanh:
Đối với nhập khẩu phân bón để kinh doanh thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu;
Bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất lượng loại phân bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần đầu khi nhập khẩu cho mỗi loại phân bón;
Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng do tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp đầy đủ về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón vô cơ, hữu cơ, nhập khẩu về khảo nghiệm có thể giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu thông tin. Ngoài ra diễn đàn công bố sản phẩm của chúng tôi còn rất nhiều thông tin bổ ích khác các bạn có thể tham khảo thêm
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr Huyền -0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CẦN BIẾT KHI MUỐN NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CẦN BIẾT KHI MUỐN NHẬP KHẨU PHÂN BÓN 

Để thực hiện toàn bộ thủ tục nhập khẩu phân bón mới vào Việt Nam, không biết bạn đã nắm được chưa nhưng như tôi đã từng làm thì quy trình là tương đối phức tạp, sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.
Điều này xuất phát từ việc phân bón là nhóm hàng hóa nhóm 2, được quản lý khá chặt chẽ bởi các bộ ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…Vì vậy, rõ ràng ta cần tìm hiểu kỹ trước các văn bản pháp luật liên quan phải không nào?
Trước kia, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón chịu sự điều chỉnh của nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và các thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT, 04/2015/TT-BNNPTNT, 29/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 đã góp phần làm đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phân bón, khi mà cơ quan quản lý trực tiếp bây giờ là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế quy trình nhập khẩu phân bón có đơn giản hay không thì còn phải xem xét.
Vậy, nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về việc nhập khẩu phân bón? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Để hoàn thành các bước nhằm nhập khẩu mặt hàng phân bón mới, bạn cần thực hiện 4 công việc chính như sau:
1. Khảo nghiệm phân bón;
2. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu;
3. Kiểm tra chất lượng (KTCL) nhà nước về phân bón nhập khẩu ;
4. Công bố hợp quy.
Tôi sẽ trình bày chi tiết từng bước ngay trong phần tiếp sau đây…

Khảo nghiệm và công nhận phân bón lưu hành

Đối với phân bón lần đầu nhập khẩu phải tiến hành công nhận lưu hành phân bón với Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Những phân bón sau khi được công nhận lưu hành hoặc đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam từ trước, thì có thể nhập khẩu mà không cần xin thêm giấy phép nhập khẩu, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, để được công nhận lưu hành phân bón, bạn cần phải khảo nghiệm phân bón trước đã nhé.
1. Thủ tục tiến hành khảo nghiệm phân bón nhập khẩu:
Các phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, như:
Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: như phân rác, phân xanh, phân chuồng…
Phân bón đơn: như phân đạm, phân lân, phân kali…
Phân bón phức hợp: như phân NPK…
(tham khảo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP).
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm (bước đầu tiên của thủ tục nhập khẩu phân bón):
1. Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
3. Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Các bước tiến hành khảo nghiệm phân bón:

- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm. Hồ sơ và trình tự xin giấy phép nhập khẩu thì bạn hãy tham khảo thêm điều 29, nghị định 108/2017/NĐ-CP nhé.
- Bước 2: Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thành lập hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm và cho phép doanh nghiệp khảo nghiệm phân bón.
- Bước 4: Tiến hành khảo nghiệm. Trong vòng 2 năm kể từ lúc khảo nghiệm, khi có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ thực vật để thành lập hội đồng xét duyệt kết quả.
- Bước 5: Sau khi được hội đồng xét duyệt và cấp báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, doanh nghiệp làm đơn dề nghị công nhận lưu hành với Cục Bảo vệ thực vật .
2. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu:
Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có:
a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo mẫu số 02 hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật;
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

Trình tự các bước công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu:

- Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (VNSW) cho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận
- Bước 3: Thông báo kết quả
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP, cụ thể thì bạn xem ví dụ như dưới đây nhé.

Đến đây là bạn đã hoàn thành một nửa thủ tục nhập khẩu phân bón rồi, chúng ta đến bước tiếp theo nhé.
Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy
1. Kiểm tra chất lượng phân bón:
Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu phân bón, ngoài công nhận lưu hành bạn cũng cần hoàn thành kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu với Cục Bảo vệ thực vật, ngoại trừ phân bón quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g  khoản 2, điều 27, nghị định 108/2017/NĐ-CP, gồm:
1. Phân bón để khảo nghiệm (Đây là phân bón nhập mẫu để khảo nghiệm và công nhận lưu hành nhé bạn);
2. Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
3. Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
4. Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
5. Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
6. Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
7. Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trình tự tiến hành thủ tục KTCL phân bón nhập khẩu:
- Bước 1: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký KTCL trong thời gian 01 ngày làm việc.
- Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
- Bước 3: Thông báo kết quả kiểm tra:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, Cục Bảo vệ thực vật ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2017/NĐ-CP;
-  Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
2. Công bố hợp quy:
Sau khi kiểm tra chất lượng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng phân bón của mình và đây cũng là bước cuối cùng trong các thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu phân bón.
Bạn cần lưu ý là những phân bón nào phải kiểm tra chất lượng thì đều cần công bố hợp quy nhé, mặc dù kiểm tra chất lượng nhà nước và công bố hợp quy là hai công việc độc lập với nhau và không thể sử dụng kết quả thử nghiệm của nhau. Việc công bố hợp quy được tiến hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, nếu cần bạn có thể tham khảo thêm.
Trình tự công bố hợp quy:
Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật. Gồm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức thứ ba có thẩm quyền chứng nhận hợp quy. Kết quả nhận được là giấy chứng nhận hợp quy như dưới đây: chèn hình
- Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này là bạn phải thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm được BNNPTNT chỉ định nhé.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy theo mẫu tại phụ lục 13 của thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp quy:
- Đối với trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
3. Bản mô tả chung về sản phẩm.
- Đối với trường hợp tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản mô tả chung về sản phẩm;
3. Kết quả thử nghiệm mẫu;
4. Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
5. Kế hoạch giám sát định kỳ;
6. Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.
Kết quả công bố hợp quy:
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT.
Đến đây là bạn đã hoàn thành công đoạn cuối cùng về thủ tục chuyên ngành đối với phân bón nhập khẩu rồi, sau đó bạn có thể làm thủ tục thông quan hải quan như bình thường.

Về thủ tục hải quan

Sau khi hoàn thành các công việc khảo nghiệm và công nhận lưu hành là bạn đã sẵn sàng để nhập khẩu chính thức mặt hàng phân bón mình cần vào Việt Nam.
Thời điểm hàng hóa về đến cảng, bạn mở tờ khai nhập khẩu như bình thường và làm công văn xin mang hàng về kho bảo quản. Tại kho, phân bón được lấy mẫu để tiến hành kiểm tra chất lượng và chờ  “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” của Cục Bảo vệ thực vật. Đồng thời, bạn tiến hành luôn công tác công bố hợp quy với sản phẩm của mình nhé.
Sau cùng, bạn nộp “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan. Như vậy là bạn đã hoàn thành toàn bộ quy trình nhập khẩu phân bón rồi đó. Trong bài viết này, tôi đã trình bày toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu phân bón, từ bước làm khảo nghiệm đầu tiên đến bước thông quan cuối cùng. 
--------------------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
-------
L.H.