Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ Ở VIỆT NAM

Theo điều 6, chương II thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam



1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam

2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II. Trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.

3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:

    a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
   b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
   c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
   d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
  đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.

5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.

6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.

7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón
 Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
 Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Ms Thủy Tiên - 0903 505 783
Mail: nghiepvu1@vietcert.org


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

CÔNG VĂN MỚI NHẤT VỀ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CỦA CỤC BVTV VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY CHO PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV

Ngày 13 tháng 8 năm 2018, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 09/2018/TT-BNNPTNT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật: thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT, thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT, thông tư 52/2012/TT-BNNPTNT. Liên quan đến hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Ngày 1/10/2018, Cục BVTV ban hành công văn số 2592/BVTV-KH – V/v Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.







1. Từ ngày 27/09 việc thực hiện chứng nhận hợp quy cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

2. Hoạt động công bố hợp quy sẽ dược thực hiện theo quy định tai Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ khoa học công nghệ vè công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 02/2017/TT-BKHCN và các quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP(về quản lý phân bón), Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

3. Việc tiếp nhận hồ sơ và ban hành thông báo tiếp nhận hồ sơ đối với phân bón và thuốc do Sở Nông nghiệp các tỉnh thực hiện

4. Hồ sơ công bố hợp quy sẽ theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 02/2017/TT-BKHCN




VIETCERT chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin, văn bản hướng dẫn sớm nhất để gửi đến quý khách hàng. 
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.



TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Ms. Thủy Tiên – 0903 505 783



Mail: nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ Ở VIỆT NAM

Theo thông tư  21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.


CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ Ở VIỆT NAM



1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).
2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.
5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón
 Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
 Mọi chi tiết xin liên hệ:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Ms Thủy Tiên - 0903 505 783
Mail: nghiepvu1@vietcert.org



Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY CHO SẢN PHẨM KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY CHO SẢN PHẨM KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH

Quy trình chứng nhận hợp quy giấy là gì? Tại sao phải chứng nhận hợp quy giấy? Thời gian chứng nhận hợp quy giấy trong bao lâu? Đó là những câu hỏi mà các đơn vị còn vướng mắc khi biết được là sản phẩm giấy phải làm chứng nhận hợp quy theo quy định Thông tư 36/2015/BCT ban hành QCVN09:2015/BCT.

1. Quy trình chứng nhận hợp quy giấy là gì?

Quy trình chứng nhận hợp quy là quá trình thực hiện từ khâu thông tin đầu vào theo nhu cầu của đơn vị, hướng dẫn sơ bộ, thống nhất phương án thực hiện, đánh giá sản phẩm, lấy mẫu thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm. 
1.1  Chứng nhận giấy vệ sinh nhập khẩu?
Thực hiện chứng nhận theo lô hàng 
– Đăng ký chứng nhận
– Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nhập khẩu của lô hàng (Hóa đơn; vận đơn; hợp đồng) photo đóng dấu doanh nghiệp
– Tổ chức chứng nhận cấp số đăng ký, xác nhận bản đăng ký và doanh nghiệp mang ra Hải Quan làm thủ tục, xin giải tỏa hàng tạm về kho.
– Hàng kéo hết về kho, đơn vị chứng nhận tiến hành đánh giá sản phẩm lô hàng tại kho và lấy mẫu thử nghiệm
– Có hồ sơ đánh giá và kết quả thử nghiệm đạt, đơn vị chứng nhận tiến hành cấp chứng thư hợp quy cho lô hàng để đơn vị thông quan.
Thời gian chứng nhận: Không quá 15 ngày từ ngày phòng thử nghiệm nhận được mẫu.
Hiệu lực chứng nhận: Chứng nhận hợp quy theo lô chỉ có giá trị cho lô hàng đăng ký
1.2 Chứng nhận giấy vệ sinh sản xuất trong nước? 

Quy trình chứng nhận hợp quy giấy sản xuất trong nước

– Đăng ký chứng nhận 
– Bộ phận tiếp nhận thông tin sản phẩm, địa điểm sản xuất và hướng dẫn sơ bộ về hồ sơ hợp quy
– Xem xét hồ sơ Quy trình quản lý chất lượng của đơn vị
– Sắp lịch đánh giá tại nhà máy sản xuất
– Đánh giá quy trình sản xuất và lấy mẫu thử nghiệm
– Hồ sơ đánh giá và mẫu thử nghiệm đạt tiến hành cấp chứng nhận hợp quy cho đơn vị
Thời gian chứng nhận hợp quy giấy: Không quá 20 ngày từ ngày phòng thử nghiệm nhận được mẫu.
Hiệu lực chứng nhận hợp quy giấy: Chứng nhận có giá trị 3 năm và có 2 lần đánh giá giám sát trong 3 năm.

Giấy vệ sinh làm chứng nhận hợp quy 

– Phải được chứng nhận bởi các tổ chức do Bộ Công Thương chỉ định.
Trung tâm chứng nhận Vietcert tự hào là đơn vị uy tín, thương hiệu chất lượng  tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp về dịch vụ chứng nhận, lầ đại diện tổ chức được đánh giá chỉ định của Bộ Công Thương về chứng nhận hợp quy giấy; chứng nhận hợp quy khăn giấy; chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh. Qúy khách hàng đang có nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách để được tư vấn hướng dẫn tốt nhất.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Website: www.vietcert.org
 Liên hệ: Ms Hoan 0971888908
Gmail: Vietcert.kinhdoanh25@gmail.com

KHẢO NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BON


Kết quả hình ảnh cho khảo nghiệm phân bón

Khảo nghiệm và chứng 
nhận hợp quy phân bón

1.      Khảo nghiệm phân bón là gì?
Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

2.  Vì sao phải khảo nghiệm phân bón?
Đối với mỗi loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy, việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.


Khảo nghiệm
CN HQ
-          Các sản phẩm phân bón mới chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.
-          Các sản phẩm phân bón đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận và đưa vào Danh mục phân bón.
-          Được tiến hành theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT
-          Theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón
-          Việc khảo nghiệm phân bón về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
-          Tạo ra các sản phẩm phân bón phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng quy định cũng như cơ hội cạnh tranh lớn cho nhà sản xuất trong bối cảnh phân giả, phân nhái, phân kém chất lượng… đang tràn lan trên thị trường.


Theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT, các loại phân bón cần phải khảo nghiệm bao gồm Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại:
1.      Phân hữu cơ,
2.      Phân bón lá,
3.      Phân vi sinh vật,
4.      Phân hữu cơ sinh học,
5.      Phân hữu cơ vi sinh,
6.      Phân hữu cơ khoáng,
7.      Phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón,
8.      Phân bón đất hiếm,
9.      Chất giữ ẩm trong phân bón,
10.  Chất cải tạo đất chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

5.  Một số thủ tục khảo nghiệm phân bón?
a)     Đối với phân bón nhập khẩu, hồ sơ gồm:
-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-         Đơn đăng ký nhập khẩu;
-         Tờ khai kỹ thuật;
-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm do Cục trồng trọt chỉ định;
-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)
b)    Đối với phân bón sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:
-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-         Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm;
-         Tờ khai kỹ thuật;
-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm;
-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệm về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

MỌI THẮC MẮC XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ!

Facebook: VietCert
--------------------------------

Ms.Nhàn HTKD nghiệp vụ 4
Hotline: 0986646987



BÃI BỎ THÔNG TƯ 55/2012/TT- BNNPTNT VỀ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ BỘ NNPTNT

THÔNG TƯ 09/2018/TT - BNNPTNT NGÀY 13/8/2018
 về bãi bỏ thông tư 55/2012/TT - BNNPNT về công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý  của Bộ NNPTNT
------------------------------------

    Ngày 13/8/2018, bộ Nông nghiệp phát triển Nông thông ban hành Thông tư 09/2018/TT- BNNPTNT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đó, có hiệu lực vào ngày 27/9/2018.
Thông tư 09/2018/TT -BNNPTNT

Đáng chú ý nhất là mục số 37 về việc bãi bỏ thông tư 55/2012/TT - BNNPTNT: 
  • 37. Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    Như vậy, từ nay tất cả các căn cứ về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ NNPTNT sẽ không dùng thông tư 55/2012/TT - BNNPTNT mà sẽ được thay thế bằng thông tư 28/2012/TT - BKHCN và thông tư 02/2017/TT - BKHCN về điều sửa đổi, bổ sung  thông tư 28/2012/TT - BKHCN theo hướng dẫn của cục BVTV (tại đây) 

    Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chứng nhận, cũng như công bố hợp quy của quý đơn vị.
    Nếu mang hồ sơ đi công bố hợp quy trong căn cứ còn dùng thông tư 55/2012/TT - BNNPTNT và hồ sơ công bố làm theo biểu mẫu này sẽ không được sở Nông nghiệp chấp nhận. Đơn vị phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. 



Các đơn vị đang băn khoăn về quy trình, thủ tục, hay mẫu hồ sơ công bố hợp quy mới
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin:
Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

THÔNG TƯ 09/2018/TT - BNNPTNT NGÀY 13/8/2018 về bãi bỏ thông tư 55/2012/TT - BNNPNT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số: 09/2018/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2018

THÔNG TƯ
BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản:

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành sau đây:

1. Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi.

2. Quyết định số 113/2000/QĐ-BNN-XDCB ngày 06/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng cho các dự án đầu tư đấu thầu một giai đoạn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quyết định số 11/2001/QĐ-BNN-XDCB ngày 19/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

4. Thông tư số 81/2001/TT-BNN ngày 09/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện công tác nghiệm thu thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư các dự án thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Quyết định số 101/2001/QĐ-BNN ngày 15/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng cho các dự án đầu tư đấu thầu một giai đoạn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Quyết định số 44/2003/QĐ-BNN ngày 14/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số mẫu văn bản quản lý đầu tư và xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Quyết định số 55/2003/QĐ-BNN ngày 09/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tạm thời chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

9. Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

10. Quyết định số 11/2005/QĐ-BNN ngày 07/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

11. Quyết định số 39/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định áp dụng đơn giá lập Quy hoạch chi tiết khu (điểm) tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.

12. Thông tư số 18/2006/TT-BNN ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

13. Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14. Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

15. Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

16. Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

17. Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi.

18. Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

19. Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.

20. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

21. Thông tư số 69/2009/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen.

22. Thông tư số 16/2010/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

23. Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.

24. Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

25. Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.

26. Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

27. Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

28. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

29. Thông tư số 34/2011/TT-BNNPTNT ngày 17/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập, thẩm định phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu.

30. Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định năng lực của tổ chức cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

31. Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

32. Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

33. Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

34. Thông tư số 84/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

35. Thông tư số 43/2012/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

36. Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 và Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011.

37. Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

38. Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

39. Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011.

40. Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

41. Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

42. Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

43. Thông tư số 25/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương.

Điều 2. Bãi bỏ một phần các văn bản:

Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sau đây:

1. Bãi bỏ Điều 3, Điều 5, Điều 9, Điều 16 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2018.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.



Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tổng kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ NNPTNT;
- Bộ NNPTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC (160b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



-----------------
Để hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ: 
MS Lâm Hiền: 0903 541 599
Mail: lamhien.vietcert@gmail.com