THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
|
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
phân bón sẽ khá rắc rối với những đơn vị mới thực hiện và
còn chưa nắm rõ luật. Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu thủ tục này
như sau:
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động
với Bộ Công Thương:
Căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BCT về việc áp dụng chế độ
cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón do Bộ trưởng Bộ Công
thương ban hành thì thủ tục thực hiện bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1:
Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu
tự động theo đường bưu điện tới
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ
Công Thương
Văn phòng đại diện Cục Xuất
nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày tiếp nhận hồ sơ được
tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến
Thành phần hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động
bao gồm:
Đơn đăng ký nhập khẩu tự
động: 02 (hai) bản (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư
số 35/2014/TT-BCT )
Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư có ngành nghề về kinh doanh phân bón: 01 (một) bản sao (có đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân)
Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá
trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của
thương nhân)
Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có
đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ
thanh toán: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc
xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua
ngân hàng) theo Mẫu số 02 và Mẫu số 03 ban hành kèm theo: 01 (một) bản chính Vận
tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng nhập khẩu: 01 (một) bản sao (có đóng
dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập
khẩu từ các khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hoặc chứng
từ vận tải nhưng phải nộp Báo cáo tình
hình thực hiện nhập khẩu của Đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước
theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo
Bước 2: Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất
nhập khẩu, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động cho thương
nhân trong vòng 07 ngày làm việc; trường
hợp không cấp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hợp
lệ
Bước 4: Giấy phép nhập khẩu tự động sẽ được gửi cho thương nhân
theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký
Thủ tục nhập khẩu phân
bón với Cục Trồng Trọt – Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn:
▪ Căn cứ Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12
tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi
01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón đến Bộ phận “một cửa” –
Văn phòng Cục Trồng trọt
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm có:
Đơn đăng ký nhập khẩu
phân bón
Tờ khai kỹ thuật từng loại
phân bón
Bản sao các giấy:
– Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường
hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài);
– Chứng minh thư hoặc
hộ chiếu (đối với các cá nhân);
– Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt
Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
–
Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng
các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại
phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và
dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
–Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản
chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch
thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do
(Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp
quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng
của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế
Bước 2: Trong vòng 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cục Trồng Trọt sẽ xem xét cấp giấy phép nhập khẩu
cho thương nhân hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu,
xuất khẩu
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn tổ chức,
cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ
Thủ tục nhập khẩu phân
bón ngoài danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt
Nam:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc
gửi qua đường bưu điện;Thành phần hồ sơ tương tự như xin giấy phép nhập khẩu
bình thường
Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn
ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong
trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 3 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện;
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5
ngày làm việc, Cục Trồng trọt phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc
thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không
quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân
không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
Nhập khẩu phân bón để khảo
nghiệm:
Đối với nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm thì đơn vị cần
cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
*Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành
nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập
khẩu lần đầu.
*Khi nhập khẩu, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu”
hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
*Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại
cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm
không vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
Nhập khẩu phân bón để
kinh doanh:
Đối với nhập khẩu phân bón để kinh doanh thì đơn vị cần cần
xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
»Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành
nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập
khẩu lần đầu;
»Bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất
lượng loại phân bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần
đầu khi nhập khẩu cho mỗi loại phân bón;
»Giấy chứng nhận hợp quylô phân bón nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn
công bố áp dụng do tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc »Phiếu
kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng
nhận phân bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp
Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy
Vietcert
Hotline : Ms Linh – 0903 528 199
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét