HACCP là
một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an
toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard
Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát
trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối
với an toàn thực phẩm do
Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của
các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù
hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành
là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969
của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của
Australia.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
HACCP
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của
CCP
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành
khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để
khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi
chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
12
bước áp dụng hợp lý đó là: (1) Lập nhóm công tác về HACCP; (2) Mô tả sản phẩm;
(3) Xác định mục đích sử dụng; (4) Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất; (5) Thẩm
tra sơ đồ quy trình sản xuất; (6) Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và
các biện pháp phòng ngừa; (7) Xác định CCP; (8) Thiết lập các ngưỡng tới hạn
cho từng CCP; (9) Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP; (10) Thiết lập các
hành động khắc phục; (11) Thiết lập các thủ tục thẩm tra; (12) Thiết lập bộ tài
liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP.
Lợi
ích:
- Giảm giá thành sản
phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử
nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng
Việt Nam;
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu
thầu;
- Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về
sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay
quốc tế;
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ
thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song
phương và đa phương;
Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của
Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Hệ thống quản
lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và Hệ thống HACCP có tương đồng với nhau
không? Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO
22000:2005?
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục
tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu
nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm
đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng
phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát
các nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các
Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực
phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm
soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm
các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO
9001:2000.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối
với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ
phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm
quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc
khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận
cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000
đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO
22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu
cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh
nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là
khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.
Tài liệu về chương trình chứng nhận HACCP
- Đăng ký Chứng nhận
- Dấu chứng nhận
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn
hợp quy VietCert
Email: info@vietcert.org
- Website: www.vietcert.org
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
Lợi ích:
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;
- Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;
Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.
- Dấu chứng nhận
Email: info@vietcert.org - Website: www.vietcert.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét