Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các tiêu chuẩn do các doanh nghiệp tự xây dựng, các quy định luật pháp cũng như các tiêu chuẩn của các nhà bán lẻ. Sự gia tăng về số lượng tiêu chuẩn gây nhiều khó khăn cho tổ chức doanh nghiệp trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành chủ đề quan trọng đối với tất cả các bên hữu quan trong giây chuyền cung ứng thực phẩm. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp bách về một tiêu chuẩn quốc tế quy định các nguyên tắc chung về an toàn thực phẩm.
Tiêu chuần ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai để chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro.
Lợi ích chủ yếu của chứng nhận ISO 22000 là gì?
- Tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng.
- Tăng tính minh bạch.
- Tổ chức sản xuất tốt hơn.
- Tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
- Nâng cao động lực làm việc của đội ngũ nhân viên bằng cách chú trọng vào thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.
- Là dấu hiệu cho thấy việc chủ động hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
Trao đổi thông tin hai chiều. Tiêu chuẩn này yêu cầu tổ chức áp dụng tiêu chuẩn cần chủ động trao đổi thông tin với các bên hữu quan chủ chốt để hiểu nhu cầu và yêu cầu của họ cũng như thông báo cho họ về bất kỳ khác biệt nào nếu có.
Quản lý theo hệ thống. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên ISO 9001:2000 để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kiểm soát rủi ro. Một hệ thống hiệu quả có thể kiểm soát các rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm ở các mức độ chấp nhận được đối với thành phẩm (hoặc sản phẩm sẽ được chuyển tiếp sang quá trình tiếp theo trong dây chuyền thực phẩm).
Nếu đã được chứng nhận ISO 9001, chúng tôi có nên thay thế bằng ISO 22000 không?
Không. Tiêu chuẩn ISO 22000 nên được xem là sự bổ sung cần thiết cho ISO 9001 chứ không phải là một tiêu chuẩn riêng lẻ. Khi kết hợp lại, hệ thống tích hợp sẽ trở thành hệ thống sản xuất và cung cấp thực phẩm siêu việt.
Nếu đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn khác, chúng tôi cần quan tâm đến điều gì?
Nếu tổ chức doanh nghiệp đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn BRC ((British Retail Consortium) hoặc IFS (International Food Standard) thì tổ chức doanh nghiệp cần chú trọng đến hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài, chú trọng vào việc văn bản hóa các bản phân tích theo nguyên tắc HACCP cũng như các tài liệu hỗ trợ và sự cam kết của ban lãnh đạo.
Nếu tổ chức doanh nghiệp đã được chứng nhận theo DS3027, tiêu chuẩn HACCP của Hà Lan, hoặc các tiêu chuẩn tương tự thì tổ chức doanh nghiệp cần phải chú trọng đến hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài, các biện pháp quản lý như GMP và các mức độ chấp nhận được cho các thông số kiểm soát quan trọng.
Chúng tôi có nên đào tạo đánh giá viên nội bộ về ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu rằng các cuộc đánh giá nội bộ phải được thực hiện bởi các đánh giá viên có năng lực. Bureau Veritas cung cấp các khóa đào tạo có thể được tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp trong vòng 3 ngày.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét