Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

HƯỚNG DẪN CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;
Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP .
Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
Kết quả hình ảnh cho vải
Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;
Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định  107/2016/NĐ-CP.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);
Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

– Tên sản phẩm, hàng hóa;

– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);
Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
                      Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

GIA TĂNG KIỂM TRA MẶT HÀNG TRẺ EM TỪ KHÂU NHẬP TỚI KHÂU LƯU THÔNG

Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ gia tăng thanh tra theo kế hoạch và chỉ đạo thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ có sự phối hợp với các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với một số mặt hàng thiết yếu hoặc có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thường bị giả mạo hoặc xâm phạm quyền SHTT; các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu; hàng đóng gói sẵn, điện – điện tử, đồ chơi trẻ em....
Kết quả hình ảnh cho đồ chơi trẻ em

Công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả đã được Ban Chỉ đạo 389 Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm chỉ đạo triển khai và đã thu được kết quả tích cực; đã phối hợp đấu tranh có hiệu quả, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh chân chính, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chỉ tính riêng tháng 8, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (QLCL), Tổng cục TĐC thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát về ghi nhãn và chất lượng của 78 mẫu tại 37 cơ sở sản xuất và kinh doanh xăng dầu, điện – điện tử ở Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Qua kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại Sóc Trăng và Cần Thơ, Chi cục QLCL miền Nam đã yêu cầu 04 cơ sở tạm dừng lưu thông và khắc phục về ghi nhãn đối với 05 mẫu ĐĐT ghi nhãn không đầy đủ nội dung và 13 cột đo xăng dầu ghi thông tin trên cột đo không phù hợp.

Qua kiểm tra phát hiện 01 mẫu ĐĐT (nồi cơm điện nhập khẩu hiệu Cookin) không đạt yêu cầu chất lượng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm dừng lưu thông và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục QLCL đã thành lập Đoàn khảo sát chất lượng xăng dầu lưu thông trên địa bàn Hà Nội tại 6 cơ sở, qua kiểm tra nhanh bằng máy đo nhanh trị số octan phát hiện 05/06 mẫu xăng RON 95 có trị số octan không phù hợp theo QCVN1:2015/BKHCN.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại các cơ sở có mẫu xăng không đạt qua khảo sát. Kết quả: 01/03 mẫu xăng RON 95 không đạt qua kiểm tra nhanh (trị số octan 94,2). Đoàn kiểm tra đã tiến hành mua 01 mẫu xăng RON 95 để thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, kết quả thử nghiệm phù hợp QCVN1:2015/BKHCN.

Qua khảo sát chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường Khánh Hòa và Phú Yên, Chi cục QLCL miền Trung đã tiến hành mua 09 mẫu xăng (06 mẫu xăng RON 95 và 03 mẫu xăng E5 RON 92) để thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng tại 6 cơ sở. Kết quả: 01 mẫu xăng E5 RON 92 (trị số octan 72,4) và 01 mẫu xăng RON95 (trị số octan 85,1) không đạt qua thử nghiệm. Chi cục QLCL miền Trung đã đề nghị Chi cục TĐC tỉnh Khánh Hòa tổ chức kiểm tra tại cửa hàng có mẫu xăng không đạt qua thử nghiệm, đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đo lường và chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Chi cục QLCL miền Nam đã tổ chức kiểm tra chất lượng xăng dầu trong pha chế xăng E5 RON92 tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex), kết quả thử nghiệm các mẫu xăng đều đạt yêu cầu về chất lượng. Thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 112 lô xăng dầu nhập khẩu, tổng khối lượng 532.714,413 tấn, không có lô nào vi phạm về chất lượng, hồ sơ nhập khẩu đầy đủ.

Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, hướng dẫn Sở KH&CN các địa phương chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai cuộc thanh tra chuyên đề năm 2018 trên quốc với nội dung “Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu; sử dụng mã số mã vạch…

Tuy nhiên, hiện một số văn bản quy phạm pháp luật còn trùng lặp, chồng chéo, chưa sát thực tiễn. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn, diễn ra mọi lúc mọi nơi. Nhận thức pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Công tác thanh tra, kiểm tra https://www.facebook.com/vietcert.org/của các lực lượng chức năng đã được tăng cường, tuy nhiên do lực lượng mỏng, kinh phí có hạn, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đa số các cuộc thanh tra xử lý xâm phạm quyền SHTT phát sinh trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nên thường bị động.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ KH&CN còn được giao một số vụ việc phát sinh cần phải xử lý gấp và báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ. Đây thường là các vụ việc gấp có nội dung phức tạp, đòi hỏi xử lý nhanh và phối hợp liên ngành, đa ngành.
               Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI

VietGAP là gì?
Hình ảnh có liên quan
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.

VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi an toàn (VietGAP chăn nuôi) cho các đối tượng sau: Gia cầm, lợn, bò sữa, ong. Quy trình này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm gia cầm, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
Tổ chức chứng nhận VietGAP chăn nuôi

Ngày 12/12/2017, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành Quyết định 961/QĐ-CN-GSN chỉ định Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi lợn, gà, vịt-ngan, bò thịt, bò sữa, dê thịt, dê sữa và ong. Mã số chỉ định: VietGAP–CN–12–01.

Lợi ích của chứng nhận VietGAP chăn nuôi:

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

 Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

 Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.
                     Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa C/Q (certificate of quality): là tên viết tắt của loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Kết quả hình ảnh cho thực phẩm
Có 2 hình thức đối với việc chứng nhận chất lượng hàng hóa là:

+ Chứng nhận tự nguyện: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân.

+ Chứng nhận bắt buộc: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước.

Xin giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa của mình là cần thiết và có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi mà nó giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó. Đối với những ai có nhiệm vụ làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty mình thì cần nắm được rằng giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa CQ không bắt buộc phải có trong Hồ sơ hải quan.

Căn cứ vào nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 9  Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa;

b) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý về ghi nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Mục đích của việc chứng nhận chất lượng hàng hóa

Chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố
để người bán thực hiện cam kết của mình đối với người người mua về chất lượng hàng hóa
cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa : hiện có 2 cơ quan cấp

VCCI: phòng thương mại và công nghệ Việt Nam
Lệ phí: tùy vào loại hàng hóa, sản phẩm đăng ký, số lượng sẽ có những mức phí khác nhau

Thời gian:

Đối với những loại thực phẩm thường, bao bì thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm…. từ 3 đến 5 ngày làm việc
đối với những loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung … khoảng 20 ngày làm việc.
                    Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUỐC BVTV

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUỐC BVTV

Căn cứ vào chương II, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định chung về đăng ký thuốc BVTV:


I.  Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

1.  Thuốc bảo vệ thực vật phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài sản xuất hoạt chất , thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật, thuốc thành phẩm được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm cho mỗi loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
5. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký:
a) Được đăng ký 01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm
b) Chỉ đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Được chuyển nhượng tên thương phẩm
d) Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tòa án có kết luận bằng văn bản về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục;
đ) Được thay đổi nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
6. Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
7. Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.

1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc power point đối với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc
d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly và báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuốc BVTV.  Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299
@ Email: vietcert.kd88@gmail.com


ĐIỀU KIỆN KINH DOANH PHÂN BÓN

Điều kiện kinh doanh phân bón


Căn cứ vào Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón, có hiệu lực từ ngày 20/09/2017.

Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.

Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.

Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón


1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.


--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 

LH. Ms. Trang 0905 327 679

Chăn nuôi VietGap: Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap được xây dựng trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Chính vì vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như: Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng; có nhiều lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối; hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...

Nắm bắt được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.

Chị Nguyễn Thị Phượng, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên) cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình, thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng. Nhờ đó, trang trại luôn có đầu ra ổn định, giá lợn xuất bán luôn cao hơn so giá thị trường khoảng 2 - 3 giá.

Ông Nguyễn Bá Tuệ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Về lâu dài chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap (nói riêng) hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (nói chung) là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được chứng nhận VietGap và chưa được chứng nhận VietGap nên chưa khuyến khích được người sản xuất, chăn nuôi.

Để khuyến khích người chăn nuôi, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với việc triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp tốt, ngày 22/12/2015 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND về một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có nội dung hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản.

Theo đó, nhiều chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn được triển khai, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao và tạo đầu ra ổn định. Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 50 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận theo quy trình VietGAP. Trong đó, 42 cơ sở chăn nuôi lợn, 3 cơ sở chăn nuôi bò sữa, 3 cơ sở chăn nuôi gà đẻ trứng và 3 cơ sở chăn nuôi gà thịt. Dự kiến, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap sẽ phát triển mạnh vào năm 2018 và những năm tiếp theo.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi nhằm hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và là ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 chăn nuôi chiếm gần 60% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
                    Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

TRÌNH TỰ CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

      Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em để đảm bảo sự an toàn và phát triển của trẻ và được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của đất nước. Vì vậy, các sản phẩm đồ chơi trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện công bố hợp quy đồ chơi trẻ em.

       Bộ khoa học và công nghệ đã ban hành quy chuẩn QCVN 3: 2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BKHCN. Theo quy định tại thông tư này thì kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Kết quả hình ảnh cho đồ chơi trẻ em

Vậy trình tự thủ tục công bố hợp quy đồ chơi trẻ em được thực hiện như thế nào?

Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, công dụng, tính năng…);
Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
Kế hoạch giám sát định kỳ;
Báo cáo đánh giá hợp quy;
Các tài liệu có liên quan khác.
           Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em không những đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, giúp tạo dựng uy tín trên thị trường mà còn giúp người tiêu dùng có cơ sở chọn lựa sản phẩm đồ chơi phù hợp cho con mình.
                   Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI ĐÁP


NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI ĐÁP
-------------------

Theo nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lí phân bón, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón phải làm kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy.

Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón nhưng chưa rõ thủ tục như thế nào 
- Phân nhập khẩu có cần quyết định lưu hành hoặc chưa có quyết định công nhận lưu hành nhập về được không ?
- Phân nhập khẩu nào chỉ cần làm Kiểm Tra Nhà Nước không cần làm chứng nhận hợp quy ?
- Phân nhập khẩu làm những thủ tục gì để tạm giải tỏa đưa hàng về kho ?
- Hồ sơ cần ucng cấp là những gì ?

Doanh nghiệp đang và đã nhập phân bón 
- Tìm đơn vị có dịch vụ tốt.
- Hỗ trợ tư vấn mọi vấn đề 24/7. 


Hãy liên hệ chúng tôi sẽ giải đáp bạn rõ mỗi vấn đề
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
HOTLINE:
Ms.Huyền: 0905 357 459 
Zalo: 0905357459
Skype: vietcert.kinhdoanh66
Mail: nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG THÉP

Tại Điều 10 – Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định: Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu được thực hiện như sau:

Kết quả hình ảnh cho thép

Sau khi nhận được chứng thư, kết quả Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu do Tổ chức giám định, chứng nhận cấp. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Kiểm tra nhà nước thép nhập khẩu tại Cơ quan kiểm tra (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại nơi tiến hành thủ tục hải quan).

Việc Kiểm tra nhà nước thép nhập khẩu được thực hiện với các loại thép được quy định trong Phụ lục: II,III – Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN



Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu
(Quy định tại Điều 10 – Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHC)

Bước 1: Nộp hồ sơ kiểm tra nhà nước
– Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan.

Hiện tại, cơ quan nhà nước tại các địa phương có chức năng kiểm tra nhà nước thép nhập khẩu là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng các địa phương.

Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng của thép nhập khẩu;
– Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (Packing list); Hóa đơn (Invoice),Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
– Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp;
– Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN , hồ sơ phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
Bước 2: Tiến hành kiểm tra nhà nước
Tổ chức thực hiện: Cơ quan kiểm tra (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng)

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng.

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo mẫu , trong thông báo nêu rõ “ ô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.

– Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu , trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

Bước 3: Tiếp nhận Thông báo và hoàn thiện thủ tục hải quan
Doanh nghiệp tiếp nhận Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu của Cơ quan kiểm tra đế tiến hành thủ tục thông quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa cho tổ chức, cá nhân hoặc xử lý theo quy định tại Luật Hải quan.
               Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHẮN GIẤY, GIẤY VỆ SINH, GIẤY TISSUE

Ngày 28/10/2015, Bộ Công Thương ban hành thông tư số 36/2015/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh của Bộ Công Thương.

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, vi sinh, phương pháp thử, các yêu cầu về ghi nhãn và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam


Theo đó, các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue được sản xuất, gia công tại các cơ sở có điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất ổn định được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 nêu tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc


Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.


Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue chưa đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức 5 (bao gồm các sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng; các sản phẩm được sản xuất, gia công trong nước chưa được đánh giá theo phương thức 5) phải được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 nêu tại Điều 5 Thông tư số 28.


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh.

Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!

 Mọi chi tiết xin liên hệ:


Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
☎️☎️MS THỦY TIÊN - 0903 505 783
💌💌MAIL: NGHIEPVU1@VIETCERT.ORG

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ Ở VIỆT NAM
-------------------------------¶¶¶--------------------------------

Theo thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ Ở VIỆT NAM

1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).

2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.

3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.

4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.

5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.

6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.

7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.
------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám địnhvà chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật
Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299