1. Tên thương phẩm
Tên thương phẩm
không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của thuốc; không được vi
phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc
cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh của Việt
Nam hoặc nước ngoài, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
2. Loại thuốc: ghi
theo công dụng của thuốc, gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và các loại khác
trong Danh mục. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học thì được ghi thêm từ “SINH HỌC”
trong sau dòng chữ ghi loại thuốc (ví dụ: thuốc trừ sâu sinh học).
3. Dạng thành phẩm:
ghi ký hiệu dạng thành phẩm theo Hướng dẫn quốc tế Croplife về thuốc bảo vệ thực
vật kỹ thuật và thành phẩm (Croplife International Codes for Technical and
Formulated Pesticides) được quy định tại Phụ lục XL ban hành kèm theo Thông tư
này.
4. Tên, thành phần,
hàm lượng hoạt chất
a) Ghi tên của tất
cả các hoạt chất trong thành phần thuốc thành phẩm. Tên hoạt chất ghi theo tên thông
thường (common name), nếu không có tên thông thường thì ghi theo tên IUPAC;
b) Ghi hàm lượng của
từng hoạt chất trong thuốc thành phẩm
Đơn vị g/kg (đủ ba
chữ số) hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng đủ hai chữ số (% w/w) đối với thuốc dạng
rắn, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi; đơn vị g/l (đủ ba chữ số) hoặc
tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w) đối với dạng lỏng khác; đơn vị IU hoặc UI
(International Unit)/mg, CFU (Colony-Forming Unit)/g (hoặc ml) đối với thuốc vi
sinh vật.
5. Định lượng
a) Thuốc bảo vệ thực
vật định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật
Việt Nam về đo lường.
b) Thuốc bảo vệ thực
vật định lượng bằng số lượng thì phải ghi theo số đếm tự nhiên.
c) Thuốc bảo vệ thực
vật dạng lỏng, lỏng nhớt ghi thể tích thực, đơn vị là lít (l) hoặc mi-li-lít (ml);
dạng bột, hạt, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi ghi khối lượng tịnh,
đơn vị là ki-lô-gam (kg) hoặc gam (g); dạng viên ghi số lượng viên và khối lượng
một viên, đơn vị là ki-lô-gam (kg) hoặc gam (g).
d) Trường hợp trong
một bao gói thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật có nhiều đơn vị bao gói thì
phải ghi định lượng của từng đơn vị bao gói và số lượng đơn vị bao gói.
đ) Thuốc bảo vệ thực
vật là hàng đóng gói sẵn phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số
21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
6. Số đăng ký là số
của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
7. Ngày sản xuất, hạn
sử dụng
a) Ngày sản xuất, hạn
sử dụng trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX” theo
thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm
ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày,
tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng;
b) Trường hợp không
ghi được chữ “NSX” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên
nhãn. Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất là “020406” thì trên nhãn phải
ghi “Xem NSX ở đáy bao bì”.
8. Số lô sản xuất,
ghi như sau: Số lô sản xuất: XXXX; hoặc Số lô SX: XXXX. Cấu trúc của số lô sản
xuất do cơ sở sản xuất tự quy định.
9. Xuất xứ
a) Ghi “sản xuất tại”
hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc bảo vệ thực vật
đó;
b) Đối với thuốc bảo
vệ thực vật sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của
nơi sản xuất ra thuốc đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ thuốc bảo vệ thực
vật.
10. Thông tin tổ chức,
cá nhân đăng ký, phân phối, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a) Thông tin tổ chức,
cá nhân đăng ký: Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, cá nhân được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Thông tin tổ chức,
cá nhân phân phối: Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, cá nhân phân
phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;
c) Thông tin tổ chức,
cá nhân sản xuất: Ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật thành phẩm.
11. Hướng dẫn sử dụng,
bảo quản
a) Công dụng, đối
tượng phòng trừ (sinh vật gây hại, cây trồng);
b) Liều lượng, nồng
độ, số lần, thời điểm và phương pháp xử lý;
c) Cách pha, trộn,
phun rải và tỷ lệ dùng thuốc;
d) Thời gian cách
ly;
đ) Khả năng phối hợp
với các loại thuốc khác (nếu có);
e) Đề phòng kháng
thuốc và thông tin về quản lý (nếu có);
g) Đối với thuốc bảo
vệ thực vật độc cao với ong mật sử dụng cho cây ăn quả, phải ghi cảnh báo:
“không phun thuốc giai đoạn cây ra hoa”;
h) Đối với thuốc bảo
vệ thực vật độc cao với cá theo phân loại của GHS sử dụng cho lúa phải ghi cảnh
báo: “thuốc độc cao với cá, không sử dụng trong khu vực nuôi trồng thủy sản”;
i) Thông tin cần
ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp;
k) Cách bảo quản, xử
lý thuốc thừa và bao bì trong và sau khi sử dụng;
l) Phải ghi rõ điều
kiện cần thiết để bảo quản thuốc trên nhãn thuốc. Ví dụ: Bảo quản ở nơi khô
thoáng, nhiệt độ không quá 30ºC.
12. Thông tin về mối
nguy
a) Nhãn thuốc phải
có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, vạch màu quy định tại Phụ lục
XXXVII ban hành kèm theo Thông tư này phù hợp với phân loại nguy hại thuốc bảo
vệ thực vật;
b) Từ cảnh báo được
thể hiện bằng chữ in thường, đậm hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn
2 mi-li-mét (mm). Từ cảnh báo được sử dụng theo quy định của GHS gồm các từ:
“NGUY HIỂM” được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn; “CẢNH BÁO” được
sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;
c) Vạch màu cảnh
báo có chiều cao không nhỏ hơn 10 % chiều cao nhãn.
13. Hướng dẫn các
biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
a) Bao gồm các diễn
giải, chỉ dẫn và biểu tượng hướng dẫn an toàn mô tả những giải pháp, yêu cầu thực
hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật
gây ra khi tiếp xúc, vận chuyển hoặc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật. Cách trình
bày hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ
lục XXXVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin về các
triệu chứng ngộ độc, chỉ dẫn sơ cứu, xử lý y tế. Thông tin về thuốc giải độc (nếu
có).
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ: 0903.516.399
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét