Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ ĐƯA PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ ĐƯA PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG


Theo các quy định hiện hành, để sản xuất một loại phân bón mới và đưa vào kinh doanh trên thị trường thì các đơn vị sản xuất phân bón phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý sau:


1.    Khảo nghiệm 


a)   Các loại phân bón bắt buộc và không bắt buộc phải khảo nghiệm: theo điều 3 và điều 4 của Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.

b)   Đối với các sản phẩm phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón khi được thực hiện theo hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ thì không cần phải khảo nghiệm.

c)   Thời gian, địa điểm, loại cây trồng dùng cho khảo nghiệm tùy thuộc vào từng loại phân bón cần khảo nghiệm.

d)   Các bước tiến hành khảo nghiệm bao gồm:

      B1. Ký hợp đồng khảo nghiệm;

      B2. Đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm về Cục trồng trọt;

      B3. Sau khi Cục trồng trọt thẩm định hồ sơ và nếu hợp lệ thì cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón;

      B4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón gửi văn bản thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện khảo nghiệm về loại phân bón, địa điểm, thời gian và nội dung khảo nghiệm;

      B5. Đơn vị sản xuất một lượng phân bón dùng cho khảo nghiệm theo yêu cầu của đơn vị thực hiện khảo nghiệm;

      B6. Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng;

      B7.  Thành lập Hội đồng đánh giá và Báo cáo kết quả khảo nghiệm.



2.    Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục phân bón


Các bước tiến hành đặt tên và đưa vào danh mục phân bón bao gồm:

      B1. Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục trồng trọt;

      B2. Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.



3.    Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón 


a)   Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón được tiến hành theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón.

b)   Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;

c)   Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;

d)   Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

e)   Các bước tiến hành chứng nhận bao gồm:



Chứng nhận theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)

      B1. Đánh giá quá trình sản xuất;

      B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B3. Cấp giấy chứng nhận

      B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)



Chứng nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)

      B1. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B2. Cấp giấy chứng nhận



4.    Công bố hợp quy sản phẩm phân bón


Các bước tiến hành công bố hợp quy phân bón bao gồm:

      B1. Sau khi đánh giá chứng nhận hợp quy, đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh;

      B2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị.



5.    Vai trò của Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert 


Vietcert là tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được Cục trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; đặt tên hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký danh mục; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp với thời gian nhanh nhất.

--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
-------
L.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét