Tiêu chuẩn ISO 22000 do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành với những quy định tập trung vào an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính Quốc tế, là một thước đo quan trọng về chất lượng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại quốc tế. Đây là một trong các tiêu chuẩn ISO được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam.
Để được cấp chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm cần đáp ứng bốn yêu cầu cơ bản dành cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Những yêu cầu này là thước đo chuẩn để đánh giá và đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng: từ đảm bảo an toàn nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thành sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Sau đây là bốn yêu cầu chính doanh nghiệp cần đáp ứng để được chứng chỉ Quốc tế ISO 22000 về an toàn thực phẩm:
Trao đổi thông tin: Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng. Đây là yêu cầu đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng để được chứng nhận ISO 22000 về an toàn thực phẩm.
Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.
Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA ISO 22000
Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.
Nhằm vào tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thuộc tất cả các quy mô và lĩnh vực, ISO 22000:2018 – Các yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm đã diễn giải hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn tiếp cận phòng ngừa an toàn thực phẩm bằng cách giúp phát hiện, phòng ngừa và giảm các mối nguy thực phẩm trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Những cải tiến của phiên bản mới là:
– Có cấu trúc chung theo cấu trúc áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO. Điều này giúp các tổ chức có thể tích hợp hệ thống QLCL theo ISO 22000 với các hệ thống quản lý chất lượng khác (như ISO 9001 hoặc ISO 14001) tại một thời điểm nhất định.
– Tiếp cận dựa trên tư duy rủi ro – được xem như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm – phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý.
– Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
Với mục đích áp dựng cho bất kỳ tổ chức nào trong ngành công nghiệp thực phẩm, tiêu chuẩn ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được công nhận sau đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng:
– Trao đổi thông tin tác nghiệp;
– Quản lý hệ thống;
– Các chương trình tiên quyết;
– Các nguyên tắc HACCP.
ISO 22000:2018 được ban hành thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận sẽ có ba năm kể từ ngày xuất bản để chuyển sang phiên bản mới./.
CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 22000
ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” kết hợp với các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt/chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.
ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện để xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và có mục tiêu an toàn thực phẩm cho từng năm, cần đảm bảo những chính sách mục tiêu được đề ra phải được áp dụng vào cơ chế sản xuất và phải được phổ biến tới toàn bộ doanh nghiệp.
Bước 2: Doanh nghiệp cần thành lập ban An toàn thực phẩm và chỉ định người có kiến thức và kinh nghiệm về thực phẩm để xây dựng các chương trình tiên quyết (điều kiện nhà xưởng, điều kiện vệ sinh), xác định và phân tích các mối nguy mất an toàn thực phẩm, xây dựng biện pháp phòng ngừa và vận hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch HACCP (kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm) và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập -> sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (hoạt động xem xét của lãnh đạo).
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000
Quy trình chứng nhận của Văn phòng chứng nhận Quốc tế thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
– Các bước của thủ tục chứng nhận
– Tiêu chuẩn ứng dụng
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000.
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý
Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:
– Kế hoạch ISO 22000, tài liệu liên qua ISO 22000 (Sổ tay ISO 22000)
– Thủ tục và chỉ dẫn công việc
– Mô tả sản phẩm
– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…
– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
– Các văn bản tài liệu ISO 22000 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:
+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
+ Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.
Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000
– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Bộ hồ sơ để xem xét câp chứng nhận HACCP bao gồm:
– Công văn đề nghị (đăng ký)
– Hợp đồng chứng nhận ISO 22000
– Báo cáo tiền kiểm định
– Báo cáo về công tác kiểm tra tài liệu ISO 22000
– Kế hoạch kiểm định
– Báo cáo về những sai lệch
– Báo cáo kiểm định
– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000 (đã thẩm định tại thực địa)
– Bảng liệt kê các tài liệu tại chỗ
– Báo cáo kiểm định cuối cùng
– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 22000 có giá trị 3 năm.
Nội dung đào tạo về ISO 22000 HACCP An toàn thực phẩm:
Chuyên đề 1: An toàn thực phẩm
– Tại sao phải chú trọng đến sự ATTP.
– Các mối nguy tiềm ẩn về ATTP.
Chuyên đề 2: Các Hệ thống quản lý và tiêu chuẩn về ATTP
– Những nguyên tắc về ATTP.
– ATTP đối với ngành dược phẩm – GMP, GSP, GDP, GPP.
– ATTP đối với nông nghiệp, thủy sản – VietGap, GlobalGap.
– ATTP đối với ngành sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm – HACCP.
Chuyên đề 3: HTQL ATTP TCVN ISO 22000: 2007
– Lĩnh vực, phạm vi áp dụng TCVN ISO 22000:2007
– Chuỗi thực phẩm.
– Một số thuật ngữ về ATTP.
– Giới thiệu về tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2007.
– Khái niệm về hệ thống truy nguyên.
Chuyên đề 4: Biện pháp tiếp cận và triển khai TCVN ISO 22000:2007
– Những vấn đề cần quan tâm khi áp dụng TCVN ISO 22000:2007.
– Phương pháp xây dựng HTQL ATTP theo TCVN ISO 22000:2007.
– Soạn thảo tài liệu HTQL ATTP theo TCVN ISO 22000:2007.
Chuyên đề 5: Đánh giá Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
– Tại sao phải đánh giá?
– Các loại hình đánh giá.
– Các phương pháp đánh giá về ATTP
– Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động đánh giá theo ISO 19011:2011
– Trách nhiệm của Đánh giá viên.
– Các loại tài liệu cần chuẩn bị trước khi đánh giá.
– Quyền hạn của Đánh giá viên.
– Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đánh giá.
– Trách nhiệm của nơi được đánh giá.
– Những thông tin cần thiết phục vụ quá trình đánh giá.
Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc của HACCP.
+ Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định là lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy.
+ Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.
+ Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được.
+ Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, trắc nghiệm.
+ Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát.
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
+ Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP. Tư liệu hóa tất cả các thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này.
Nếu bạn là một doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có nhu cầu được chứng chỉ ISO 22000 về an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần, tăng cường khả năng hợp tác trên phạm vi Quốc tế, hãy liên hệ với chúng tôi – Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế ISOCERT
Được ra đời từ năm 2006, Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế là một tổ chức hoạt động độc lập, được công nhận đầy đủ năng lực để tiến hành các hoạt động chứng nhận các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình phù hợp theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế tuân theo Thông lệ quốc tế, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn nhiều năm hoạt động trong các tổ chức tư vấn và cấp chứng chỉ Quốc tế, hoạt động trong môi trường đa Quốc gia, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng những thông tin tư vấn phù hợp nhất đối với từng cá nhân. Đồng thời hỗ trợ một cách sát sao nhất trong việc xây dựng và áp dụng những quy chuẩn nhằm giúp Quý doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý toàn bộ quy trình để nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 về an toàn thực phẩm.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét