Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Các loại phân bón

Kính gửi Qúy Khách Hàng
Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ và các loại phân bón dưới đây:
a) Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng;
b) Phân bón khoáng hữu cơ là loại phân bón có ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được bổ sung chất hữu cơ;
c) Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
d) Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có chất hữu cơ và ít nhất một chất có nguồn gốc sinh học;
đ) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất bằng công nghệ sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên có chứa ít nhất một trong các chất có nguồn gốc sinh học sau: axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
e) Phân bón vi sinh vật là loại phân bón có ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
g) Phân bón có chất giữ ẩm là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản này được phối trộn với chất giữ ẩm;
h) Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng, có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón sử dụng ít nhất là hai mươi phần trăm;
i) Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại;
k) Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i khoản này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng ≤ 0,5%;
l) Phân bón đất hiếm là loại phân bón trong thành phần có chứa các chất Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép;
m) Phân bón cải tạo đất là loại phân bón chứa những chất có tác dụng cải thiện tính chất lý, hoá, sinh học của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
Theo các quy định hiện hành, để sản xuất một loại phân bón mới và đưa vào kinh doanh trên thị trường thì các đơn vị sản xuất phân bón phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý sau:
Khảo nghiệm
a) Các loại phân bón bắt buộc và không bắt buộc phải khảo nghiệm: theo điều 3 và điều 4 của Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
b) Đối với các sản phẩm phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón khi được thực hiện theo hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ thì không cần phải khảo nghiệm.
c) Thời gian, địa điểm, loại cây trồng dùng cho khảo nghiệm tùy thuộc vào từng loại phân bón cần khảo nghiệm.
d) Các bước tiến hành khảo nghiệm bao gồm:
B1. Ký hợp đồng khảo nghiệm với các đơn vị khảo;
B2. Đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm về Cục trồng trọt;
B3. Sau khi Cục trồng trọt thẩm định hồ sơ và nếu hợp lệ thì cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón;
B4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón gửi văn bản thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện khảo nghiệm về loại phân bón, địa điểm, thời gian và nội dung khảo nghiệm;
B5. Đơn vị sản xuất một lượng phân bón dùng cho khảo nghiệm theo yêu cầu của đơn vị thực hiện khảo nghiệm;
B6. Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng;
B7. Thành lập Hội đồng đánh giá và Báo cáo kết quả khảo nghiệm.
Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục phân bón
Các bước tiến hành đặt tên và đưa vào danh mục phân bón bao gồm:
B1. Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục trồng trọt;
B2. Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.
Chứng nhận theo phương thức 7:
+ Hồ sơ đkí chứng nhận phải có hợp đồng, packing list, hóa đơn, bill lên tàu, nhãn hàng hóa, tờ khaiè phải đưa  đơn đăng kí, ra biên bản kiểm tra kho, làm công văn tạm giải tỏaè đánh giá lô hàng+ ngoại quan+ số lượng+ đai,kiện + lấy mẫu TN. Nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận cho lô hàng.
Sản xuất trong nước: thì phải cung cấp phiếu nhập kho è cấp giấy chứng nhận cho lô hàng
Vai trò củaTrung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được Cục trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; đặt tên hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký danh mục; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất cho phép.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy phân bón hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
………………………………………………………….................
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ: 0903.516.399

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét