Tổng quan về
chứng nhận hợp quy
Có rất nhiều người
thắc mắc những chỉ số như ISO, TCVN, …trên những bao bì sản phẩm hay dịch vụ mà
họ sử dụng. Vậy những chỉ số đó là gì? Đó chính là chứng nhận hợp
quy của sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận hợp quy (hay còn gọi là Chứng nhận phù hợp quy
chuẩn kỹ thuật): Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật (QCKT) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù
hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá
quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng.
CÁC TIÊU CHUẨN
CHỨNG NHẬN HỢP QUY:
Tiêu chuẩn dùng để
chứng nhận hợp quy là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,
Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài ( BS (Anh),
JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…
CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN
CHỨNG NHẬN HỢP QUY:
Là các sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế,
khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN),
quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong
QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp
dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng
quy định này.
Để thực hiện việc
chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình
đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong
tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Việc đánh giá sự phù
hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
CÁC PHƯƠNG THỨC
CHỨNG NHẬN HỢP QUY:
·
Phương
thức 1: thử nghiệm mẫu
điển hình.
·
Phương
thức 2: thử nghiệm mẫu
điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm
mẫu lấy trên thị trường.
·
Phương
thức 3: thử nghiệm mẫu
điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm
mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
·
Phương
thức 4: thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
·
Phương
thức 5: thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
·
Phương
thức 6: đánh giá và giám
sát hệ thống quản lý.
·
Phương
thức 7: thử nghiệm, đánh
giá lô sản phẩm, hàng hóa.
·
Phương
thức 8: thử nghiệm hoặc
kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ vào kết quả
đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá
và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm,
hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Các sản phẩm và dịch
vụ đã được chứng nhận hợp quy sẽ dễ dàng tạo được niềm tin của
khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất,
giúp nhà sản xuất dễ dàng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Những sản
phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại
nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà dấu chứng nhận hợp quy đã
trở thành một công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
Trung
tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày
dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn
nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý
khách hàng.
Mọi
vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Mr
Long – Chuyên viên tư vấn Vietcert
SĐT:
0932 845259
Mail:
vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét