Phân loại phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:
- Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
- Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.
1.Phân bón hữu cơ truyền thống
Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
a.Phân chuồng
Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.
Ưu điểm:
Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.
Nhược điểm:
- Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.
- Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
b.Phân xanh
Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.
Ưu điểm:
Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.
Nhược điểm:
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
Ưu điểm:
Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.
Nhược điểm:
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
c.Phân rác
Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,….
Ưu điểm:
Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
Nhược điểm:
Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
Ưu điểm:
Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
Nhược điểm:
Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
d.Than bùn
Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.
Ưu điểm:
Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
Ưu điểm:
Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét